Âm nhạc cổ động
Giai điệu Taepyeongga (Thái bình ca) trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc thường được cất lên cuối cùng trong một buổi công diễn âm nhạc truyền thống. Phần nhạc nền của khúc Taepyeongga được diễn tấu ở âm vực cao chính là nhạc phẩm “Cheongseongjajinhanip” mà người Hàn Quốc biết đến như nhạc phẩm dành cho sáo trúc ngang lớn Daegeum và sáo trúc ngắn Danso. Ở đây, “Cheongseong” nghĩa là “thanh thanh”, tức “âm thanh cao”, “Jajinhanip” là từ chỉ dòng âm nhạc chính ca Gagok.
Khi được độc tấu bằng sáo trúc ngang lớn Daegeum hoặc sáo trúc ngắn Danso, âm thanh của nhạc phẩm “Cheongseongjajinhanip” như bay bổng trên bầu trời xanh cao vời vợi, tạo cảm giác tĩnh lặng mà tự do. Gần đây, Trung tâm âm nhạc truyền thống quốc gia Hàn Quốc đã đưa nhạc phẩm “Cheongseongjajinhanip” biến tấu thành âm nhạc dành cho các sự kiện thể dục thể thao trong album số 23 của sê-ri “Âm nhạc đời sống”. Trên thực tế, ngoài những sự kiện thể thao có quy mô lớn như Thế vận hội, Đại hội thể thao toàn quốc, trong đời sống thường nhật ở Hàn Quốc còn có rất nhiều các sự kiện thể dục thể thao như những trận đấu bóng đá vào buổi sáng sớm trong khu dân cư, hay những hoạt động thi đấu thể thao nơi công sở. Trung tâm âm nhạc truyền thống đã biến tấu các nhạc phẩm truyền thống để phát vào lễ khai mạc, bế mạc, lúc vận động viên vào sân hay trong giờ nghỉ giải lao để thôi thúc tinh thần thi đấu của các vận động viên
Âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc xưa và nay
Truyền rằng cây đàn tranh 6 dây Geomungo được Tể tướng Wang San-ak cải tiến từ đàn thất huyền cầm được đưa vào Hàn Quốc từ Trung Quốc trong thời đại Goguryo cách đây 1.500 năm. Theo sử ký thì khi Wang San-ak tấu đàn tranh 6 dây Geomungo, một chú hạc đen đã bay tới và nhảy múa theo điệu nhạc. Xưa kia người Hàn Quốc coi hạc là một loài chim linh thiêng. Hạc trắng tượng trưng cho giới học giả cao quý. Hạc trắng sống nghìn năm sẽ biến thành hạc xanh, được thần tiên cưỡi để đi mây về gió. Hạc xanh sống nghìn năm sẽ trở thành hạc đen, một loài chim bất tử. Tiếng đàn tranh 6 dây Geomungo vừa vang lên mà hạc đen đã bay tới nhảy múa là một điềm thiêng, thế nên ngay từ lúc mới xuất hiện đàn tranh 6 dây Geomungo đã trở thành nhạc cụ tượng trưng cho ý chí của người học giả. Những người chưa quen nghe âm nhạc truyền thống Hàn Quốc khó có thể phân biệt được âm thanh của đàn tranh 12 dây Gayageum và đàn tranh 6 dây Geomungo. Người nghệ sĩ đàn tranh 12 dây Gayageum dùng ngón tay để gẩy, búng và nhấn nhá các dây đàn tạo nên đa dạng cung bậc âm thanh trầm bổng. Còn người nghệ sĩ đàn tranh 6 dây Geomungo lại dùng que gẩy Suldae bằng tre giáng xuống dây đàn để tạo âm thanh. Vậy nên âm thanh của đàn tranh 6 dây Geomungo nghe mạnh mẽ hơn âm thanh của đàn tranh 12 dây Gayageum, và có người còn coi đàn tranh Geomungo là nhạc cụ gõ chứ không phải nhạc cụ dây. Ví như nhạc phẩm “9-to-5” được diễn tấu bằng đàn tranh 6 dây Geomungo đã phản ánh rõ nét đặc trưng “gõ” của cây đàn tranh này. “9-to-5” là nhạc phẩm miêu tả sinh động cảnh những người làm công ăn lương hàng ngày phải luồn lách trong giao thông ách tắc hay chen chúc giữa biển người trên những chuyến tàu điện ngầm trong giờ cao điểm.
Các ca khúc chúng ta cùng thưởng thức trong chuyên mục Âm điệu ngàn xưa hôm nay hơi phá cách và dường như nằm ngoài khuôn khổ quan niệm về âm nhạc truyền thống Hàn Quốc của chúng ta. Ví như nhạc phẩm “Cheongseongjajinhanip” có nhịp điệu trầm lắng nhẹ nhàng tưởng chừng chỉ phù hợp cho nhạc thiền thì lại được sử dụng trong các sự kiện thể dục thể thao để khơi gợi và cổ vũ tinh thần thi đấu của các vận động viên, hoặc nhạc phẩm “9-to-5”sử dụng đàn tranh 6 dây Geomungo như một nhạc cụ gõ.
Trong dòng dân ca Minyo của tỉnh Gyeonggi có nhạc phẩm “Nilliriya” được giới thiệu trong sách giáo khoa tiểu học nên đa phần người Hàn Quốc đều có thể ê a hát giai điệu này. Bài hát có câu điệp khúc rằng “Nilliriya Nilliriya Ninano Nansilro Naega Doraganda~” nên được đặt tên là “Nilliriya”, một từ tượng thanh mô tả âm thanh của tiếng sáo trúc Piri. Sáo trúc Piri có âm lượng lớn nên thường đóng vai trò chủ đạo trong các làn điệu âm nhạc truyền thống. Xưa kia ở Hàn Quốc, lũ trẻ trong xóm lấy lá lúa mạch hoặc nhánh liễu để tự làm sáo, kèn thổi chơi như Beodeul Piri, Bori Piri…v.v. Thế nên những lúc vui vẻ hứng khởi, người ta thường hát khẩu âm (Gueum) nhại lại âm thanh “Nilliri, Ninano” của cây sáo trúc dọc Piri. Gần đây giai điệu dân ca Minyo “Nilliriya” của tỉnh Gyeonggi đã được biến tấu thành giai điệu “Silreun Minyo” (Dân ca bị ghét bỏ). Rằng:
Ngày đêm thương nhớ người biết đến bao giờ mới gặp mặt
Hôm qua thanh xuân nay đầu đã bạc trắng rồi
Giữa các điệp khúc Nilliriya, chúng ta có thể nghe thấy ca từ “Silreun Minyo” được hát khe khẽ.
* Nhạc phẩm “Cheongseongjajinhanip” dành cho các sự kiện thể dục thể thao / Anh Geon-yong (sáo trúc ngang lớn Daegeum)
* Phần đầu “Đi làm” trong nhạc phẩm “9–to-5” / Kim Hwa-bok (đàn tranh 6 dây Geomungo), Kim In-su (các nhạc cụ gõ)
* Giai điệu dân ca “Silreun Minyo” / ban nhạc dự án Obangsingwa (Lee Hee-moon, ban nhạc Heosongsewol và bộ đôi Nomnom)
Quy trình mua hàng
Đăng ký tài khoản và cài đặt tiện ích
Thêm sản phẩm & Thanh toán Số tiền đặt cọc tối thiểu (100.000đ/sản phẩm)
Đơn hàng đến kho Hàn cân ký & gửi về Việt Nam. Khách thanh toán số tiền còn lại
Vận chuyển đơn hàng về Việt Nam bằng đường hàng không.
Giao hàng tại nội địa Việt Nam.
Đơn hàng đến tay khách hàng.
Khách hàng cần hỗ trợ mua hàng vui lòng gọi hoặc nhắn tin qua zalo 0981.205.220
bài viết liên quan
Top sản phẩm bán chạy
KHB Green Lipped Mussel Oil Capsules
Camatra Scalp Dầu Gội Phủ Tóc Bạc 300Ml
Natural Plus rTG Omega3 60 Viên
Well Doing Fish Collagen Phân Tử Thấp 2000